Dấu hiệu nhận biết quy trình sơn nhà đạt chuẩn

Nội dung chính

Để có một lớp áo đẹp, chất lượng tốt và bền màu, bên cạnh yếu tố về chất lượng sơn thì quá trình thực hiện các bước sơn nhà ra sao cũng quan trọng không kém. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các bước để sơn nhà có thể tốn khá nhiều thời gian nhưng bù lại, ngôi nhà sẽ được bảo vệ lâu hơn, kéo dài thời gian sử dụng cho tới lần sơn lại tiếp theo. Hãy cùng xem qua Dấu hiệu nhận biết quy trình sơn nhà đạt chuẩn qua bài viết bên dưới.

Chọn thời điểm sơn nhà

Thời điểm thích hợp nhất để sơn nhà là vào đúng tiết thu của miền Bắc với đặc thù mát mẻ, khô ráo. Bạn nên sơn nhà vào khoảng cuối tháng 8, tháng 9, tháng 10 dương lịch là hợp nhất. Tuy nhiên, việc đòi hỏi thời tiết lý tưởng như vậy là điều rất khó với các vùng miền khác nhau ở nước ta, đồng thời cũng không đáp ứng được nhu cầu xây dựng quanh năm. Bạn vẫn có thể sơn nhà vào mùa xuân, mùa hạ và mùa đông nhưng tránh thời điểm trời mưa kéo dài hay khi độ ẩm không khí tăng cao. Bởi khi đó, công trình sẽ lâu khô và gặp nhiều sự cố như bong tróc, ngấm ẩm.

Dấu hiệu nhận biết quy trình sơn nhà đạt chuẩn
Dấu hiệu nhận biết quy trình sơn nhà đạt chuẩn

Mặt khác, cũng không nên sơn nhà khi trời nắng quá bởi sơn cần một thời gian nhất định để có thể bám dính chắc chắn vào bề mặt tường. Dung môi bay hơi nhanh hơn khi nhiệt độ cao làm giảm độ bám khiến màng sơn bị bong tróc, dễ rạn, nứt, nhăn nhúm.

Chuẩn bị bề mặt tường trước khi tiến hành quy trình sơn nhà

Mặt khác, cũng không nên sơn nhà khi trời nắng quá bởi sơn cần một thời gian nhất định để có thể bám dính chắc chắn vào bề mặt tường. Dung môi bay hơi nhanh hơn khi nhiệt độ cao làm giảm độ bám khiến màng sơn bị bong tróc, dễ rạn, nứt, nhăn nhúm.

Để việc thi công sơn dễ dàng và đảm bảo chất lượng bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc sau: Sạch – Khô – Ổn định:

Sạch: Để mặt sơn đảm bảo sạch sẽ cần thao tác làm sạch như sau:

  • Chất dơ, bụi: Lau chùi bằng khăn ướt nhẹ nhàng lao sạch chất dơ, bụi trên tường. Nếu cần thiết có thể sử dụng chất tẩy nhẹ để làm sạch vết dơ và bụi.
  • Rêu/Nấm: Xối thật mạnh với nước sạch hoặc bằng dụng cụ đục, cạo và xử lý bằng dung dịch chống rêu nấm Nippon Anti – Fungus Solution. Sau khi xử lý sau vết rêu – nấm cần để mặt tường khô thoáng.
  • Vết dầu/mỡ: Làm sạch bằng chất tẩy nhẹ và sử dụng ít dung môi nếu cần thiết, chà thật kĩ vết dầu mỡ để hạn chế tối đa tình trạng bám sót lại.

Khô: Mặt tường bắt buộc phải khô để đảm bảo tiêu chí sơn mịn và đẹp. Bạn có thể đo lường độ ẩm trước khi sơn bằng máy đo độ ẩm Sovereign.

  • Phần nề: Độ ẩm <6% (hoặc <16% nếu sử dụng máy đo Rotimeter Mini BLD 2000)
  • Gỗ: Độ ẩm <10%. Cần kiểm tra có thấm nước hay không để đảm bảo lúc sơn không xảy ra sự cố.

Ổn định: Tường trước khi sơn phải đảm bảo bề mặt ổn định khô – phẳng – mịn, không bong tróc, không rạn nứt. Vậy nên với quy trình sơn nhà các mảng sơn cũ, bề mặt không ổn định cần phải thao tác trực tiếp tẩy sạch bằng đục, cạo, máy chà xát cạo hết mảng sơn cũ rồi mới tiến hành sơn chính thức.

Chuẩn bị bề mặt tường trước khi sơn là điều rất quan trọng
Chuẩn bị bề mặt tường trước khi sơn là điều rất quan trọng

Những chú ý khác trước khi sơn

Để bức tường sau khi sơn được hoàn hảo, phẳng mịn thì bạn cần đảm bảo chú ý những điều sau đây trước khi tiến hành sơn:

  • Bảo vệ những phần không sơn: Trước khi tiến hành sơn bạn cần di chuyển hoặc che chắn nội thất trong phòng, cần che chắn cả nền nhà và cửa sổ. Với các đường viền, bạn có thể dán băng dính trắng để tránh mảng tường không cần sơn. Đặc biệt, cần đảm bảo ổ điện được che kín để sơn không dính vào gây mất thẩm mỹ.
  • Chuẩn bị lượng sơn: Để tránh lãng phí và dư thừa quá mức sơn, trước khi sơn bạn cần có dự tính số lượng sơn. Chú ý đo kích cỡ căn phòng, trừ ra phần cửa sổ để biết được bạn cần chuẩn bị bao nhiêu sơn. Trên mỗi thùng sơn đều sẽ ghi đầy đủ thông tin và thông số kỹ thuật, tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên hỏi người bán để nhận được tư vấn hoặc tham khảo công cụ tính toán lượng trên website

Tính toán lượng sơn cần mua

Để tính toán chính xác lượng sơn cần mua, bạn cần biết rõ độ phủ của từng loại sơn. Độ phủ chính là số m2 mà 1 lít hay 1kg sơn có thể sơn phủ lên bề mặt vật cần sơn như tường nhà hay kim loại. Độ phủ cũng phụ thuộc vào bề mặt thi công có bằng phẳng hay không. Lượng sơn cần dùng cho bề mặt bằng phẳng sẽ đỡ tốn kém hơn so với cho bề mặt gồ ghề.

Vậy làm thế nào để tính toán chính xác lượng sơn cần mua? Hãy tham khảo bảng dưới đây:

Tính toán lượng sơn cần mua
Tính toán lượng sơn cần mua

Một số lưu ý khi thi công sơn:

  • Đặt thùng sơn ở vị trí an toàn, cẩn thận khi vận chuyển. Khi bị đổ sơn cần thu gom bằng đất và cát.
  • Mang khẩu trang thích hợp trong lúc vệ sinh cũng như thi công sơn.
  • Công trình khi thi công phải đảm bảo thông thoáng.
  • Tránh hít bụi sơn. Trong trường hợp điều kiện thi công không được thông thoáng cần có nhưng thiết bị hỗ trợ để tạo độ thoáng như quạt điện …
  • Khi không may bị dính sơn vào mắt cần tiến hành sơ cứu bằng nước sạch sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
  • Không được tự tiện đổ sơn thừa, sơn hết hạn sử dụng ra môi trường. Trong trường hợp cần tiêu hủy cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định về bảo vệ môi trường.

Quy trình sơn nhà

Các bước sơn nhà được tiến hành theo thứ tự: Sơn từ ngoài vào trong, sơn từ trên xuống dưới, sơn ở khu vực khó đến khu vực dễ.

Bước 1: Bã matit làm phẳng bề mặt

Bạn cần lựa trọn bộ trét theo tiêu chí về độ bám dính. Một bộ trét có chất lượng thấp sẽ không cho hiệu quả cao đến độ bền,chi phí sơn nhà và cả tiến độ thi công. Tùy từng sự lựa chọn mà các bạn có thể bã 1 hoặc 2 lớp.

Để sử dụng bột trét hiệu quả, bạn cần trộn theo tỷ lệ bột 3:1 nước sau đó dùng máy khuấy đều cho đến khi bột dẻo đồng nhất. Tiến hành trét 1 – 2 lớp và mỗi lớp cách nhau khoảng 2 – 4h, sau đó chờ 4 – 6h rồi lại tiến hành xả nhám (khoảng 1 – 2h đối với bột thùng). Chờ khoảng 1 – 2 ngày sau khi xả nhám xong, bề mặt bột cứng lại rồi tiến hành vệ sinh bề mặt và sơn lót.

lớp cách nhau 2 – 4h; Chờ 4 – 6h, sau đó tiến hành xả nhám (Nếu sử dụng bột thùng thì nên xả nhám ngay sau khi trét một thời gian ngắn, khoảng 1 – 2h); Sau khi xả nhám, chờ 1 – 2 ngày cho bề mặt bột cứng lại rồi mới vệ sinh và sơn lót.

Bước 2: Sơn lót

Sơn lót là loại sơn không thể thiếu bởi nó có khả năng chống kiềm và chống thấm cho bề mặt tường. Bạn cũng không nên dùng sơn phủ trắng bình thường để thay thế cho sơn lót vì nó không có các tính năng chống kiềm hay chống thấm cùng khả năng tạo sự nhẵn mịn và độ bám dính cao cho bề mặt sơn, từ đó có thể dẫn đến tình trạng tường sơn bị loang lổ và bong tróc.

Bước 3: Sơn phủ

Khi tiến hành sơn phủ, các bạn cần lưu ý lăn sơn đều và nhẹ tay và chỉ nên sơn 1 lớp phủ để công trình đạt hiệu quả tối ưu. Còn nếu có nhu cầu dặm vá một vài vị trí thì bạn có thể tiến hành sơn lớp thứ hai.

Đặc điểm một số loại công trình

Sơn nội thất nhà ở gia đình

– Nhiều chi tiết phức tạp trên một diện tích nhỏ
– Nhiều màu
– Có đồ đạc gia chủ ngay tại nơi sơn, chú ý di chuyển ra khỏi khu vực sơn vì rơi vãi trong thi công là không thể tránh khỏi.
– Có ánh sáng đèn để kiểm tra các lỗi trên bề mặt.
– Ít chịu tác động từ môi trường . ( có thể dùng loại sơn rẻ tiền hơn sơn ngoại thất).
– Yêu cầu về trang trí cao. Đòi hỏi thợ thi công tỉ mỉ và chuyên nghiệp.
– An toàn lao động cao hơn.

Sơn ngoại thất nhà ở cho công trình

+ Thợ sơn nhà công trình

– Chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết dẫn đến thời gian thi công bị phụ thuộc.Loại sơn dùng chắc chắn phải có chất lượng tốt hơn sơn nội thất.
– Thi công tầng cao cần nhiêm ngặt mức độ an toàn.
– Sư dụng các biện pháp chống ẩm , chống thấm , chống kiềm nhiều hơn.
– Không có ánh sáng nhân tạo để kiểm tra lỗi của bề mặt.

Nội thất không gian công cộng nhỏ (Quán café , nhà hàng …)

+ Công trình quán cafe

– Chú trọng đặc biệt về màu sắc và trang trí.Sử dụng những lọai vật liệu tốt nhất,thi công tỉ
mỉ , dẫn đến giá thành cao hơn.
– Sử dụng nhiều về các kỹ thuật thi công sơn đặc biệt như : Sơn giả đá , sơn vân mây , sơn
giả gỗ , sơn sần…
– Kết hợp màu sơn với ánh sáng , đòi hỏi phải thiết kế chuyên nghiệp.

Nhà cũ sơn lại

– Chú trọng công tác vệ sinh trước khi sơn.
– Xử lí triệt để các lỗi về chống thấm , chống ẩm , lỗi nứt nẻ.
– Lỗi bề mặt do va chạm trong quá trình sử dụng.
– Nên sơn lại theo định kì bảo hành sơn.

sơn vigiko